• Chế Độ Cắt Cho Máy CNC 4 Truc

    Reporter: mechanicalVn
    Published: Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019
    A- A+

     Việc tính toán chế độ cắt khi phay , hay chế độ cắt khi tiện CNC cực kỳ quan trọng , nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm , thời gian gia công và đặc biệt là giá thành sản phẩm tạo thành , vì vậy việc tính toán và tối ưu hóa chế độ cắt là cực kỳ quan trọng trong gia công cơ khí.

    Để tính toán chế độ cắt phù hợp bạn phải quan tâm đến thông số chế độ cắt của dao , cần có trong tay các bảng tra chế độ cắt khi phay cnc hay bảng tra chế độ cắt khi tiện CNC , căn cứ vào vật liệu cắt , từ đó xác định được chế độ cắt khi phay hoặc khi tiện phù hợp . Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn cách tính chế độ cắt khi phay CNC 4 trục .

    Hiện nay máy CNC 4 ,5 Trục đang trở nên thịnh hành , ngày càng nhiều ở thị trường Việt Nam , Việc tim hiểu , lập trình và vận hành những máy này trở lên hết sức cần thiết cho cộng đồng . Xin gửi đến bạn đọc cách thức Tính Toán Chế Độ Cắt Cho Máy 4 Trục , đây là một trong những chia sẽ mang tính chất lượng và đã tạo ra sản phẩm thực tế.


    Thông thường trên thị trường hiện tại có 3 lại máy 4 trục là loại trục C, A, B như hình ảnh bên dưới đây.




    Bây giờ ta thực hiện việc tính toán chế độ cắt cho một máy cụ thể , chẳng hạn là máy 4 trục đứng , trục A . Trong đó có các trường hợp sau đây.

    Trường hợp 1 :
    Chi tiết quay 360 độ quanh trục X và dao không di chuyển.



    Thông số chi tiết của chúng ta sẽ có kích thước là 200mm , tốc độ cắt 150 mm/min

    1. Vòng quay thực tế của chi tiết tức là dao di chuyển được quảng đường bằng chu vi chi tiết  là L=πxD=3.14x200=628mm
    2. Thời gia gia công T=L/F=628/150=4.19min
    3. Theo như tính toán cự li khoảng cách di động theo 1 phương NC ký hiệu là LNC=360°= 360mm , xem như nó là đúng.
    4. Tốc độ cắt thực tế sẽ là F=LNC/T= 360/4.19=86 .
    Tức là ta ghi A360F150 thì thực tế là A360F86 vậy ta có công thức chung cho tính toán trong trường hợp này là
    F= { 360/ (πxD) } x f
    F; là tốc độ di chuyển cần thiết tại vị trí cắt , D; là đường kính chi tiết

    Trường hợp 2 :

    Giả sử ta cần gia công một rãnh trên trục như hình bên dưới đây, trường hợp này có sự gia công phối hợp của 2 trục là A và X , Chi tiết vẫn có đường kính 200 , phay rãnh sâu 5mm . Giả sử tại vị trí xuống dao đã khoan lỗ .
    Sau đây là một đoạn chương trình trên máy Okuma theo G90
    G90G0X70.Y0.A0S800
    G56 Z120.H1M3
    G1 Z95.F80
    X110 A315 F…..M16 ( quay ngược chiều kim đồng hồ)
    Viết theo G91
    G90 G0X70.Y0.A0S800
    G56 Z120.H1M3
    G1Z95F80.
    G91X40.A-45.F….( với G91 thì A- là quay ngược chiều kim đồng hồ)
    ở trường hợp trên thì tố đọ cát như thế nào
    D=200mm
    A=45°
    X=40mm trong trường hợp muốn di chuyển đồng thời 2 trục với vận tốc
    f=150mm/min

    1. Cự li di chuyển thực tế khi cắt gọt trên phôi là
    2. Thời gian gia công T trên quảng đường 88.1mm ứng với vận tốc
    f=150mm/min là T=L/f =88.1/150=0.59min
    3. Cự li Lnc di động tính toán là:
    4. Tốc độ F di chuyển toàn bộ trong quá trình gia công là
    F=Lnc/T= 60.2/0.59=102
    Vậy ta có công thức chung tính tốc độ tiến dao F trong trường hợp này là
    Với f là tốc độ di chuyển cần thiết tại vị trí cắt
    D là đường kính chi tiết
    A là góc lệch
    X là lượng di chuyển theo phương trục X như trên
    Trường hợp a=360°và x=0 thì trở về trường hợp 1 ta sẽ trả lời được thắc
    mắc phần trên Lnc=360°=360mm (1mm/min=1deg/min)
    Hơi rắc rối chút nhưng ta chịu khó suy nghĩ chút thì nó có liên quan đến ,các đại lượng toán học vật lý, quảng đường, vận tốc, thời gian.


    Nguồn : Theo KS Hoàng Thiệu